Kính sát tròng (KST) – contact lens đang được nhiều teen ưa chuộng để thay thế cho kính cận với ưu thế về chất lượng, thẩm mỹ, tiện dụng.
Loạn thị có mang KST được không?
Loạn thị hoàn toàn có thể mang được KST, bạn chỉ cần đi khám và đo độ khúc xạ để biết chính xác độ khúc xạ, bạn chỉ cần đặt KST đúng theo toa kính thì có thể đeo KST bình thường.
Cận thị nặng có sử dụng kính sát tròng được không?
Thông thường thì khoảng 6 diop trở đi được coi là cận thị nặng rồi, nếu chỉ là cận thị nặng thì hoàn toàn có thể dùng KST được.
Vừa cận thị vừa loạn thị có đeo KST được không?
Hoàn toàn có thể đeo KST. Bạn cần đi khám và đo độ khúc xạ để biết chính xác độ khúc xạ, BS sẽ cho bạn toa kính để bạn đặt KST theo toa thì hoàn toàn có thể yên tâm để mang KST.
KST có ảnh hưởng gì cho mắt về sau không?
Đeo KST thời gian dài sẽ có thể dẫn đến khô mắt, dễ gây viêm nhiễm và dị ứng. Nếu những hiện tượng trên xảy ra và kéo dài có thể gây sẹo giác mạc làm cho thị lực bị ảnh hưởng (tầm nhìn mờ đi). Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo lời khuyên của BS trước khi sử dụng hoặc muốn sử dụng trong thời gian dài.
Nếu đeo lens quá lâu, ngay cả khi ngủ, thường xuyên có tác hại gì cho mắt về sau không?
Khi đeo KST bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Dùng KST không nên để móng tay quá dài nếu không sẽ không đeo được. Phải nhẹ tay kẻo kính sẽ rách hoặc rơi.
- Đeo contact lens trước khi trang điểm và tháo sau khi đã tẩy trang.
- Nhỏ mắt bằng loại dung dịch nhỏ thường xuyên để tránh bị khô mắt.
- Không được đeo contact lens quá 8 tiếng/ngày và trong khi ngủ.
- Phải bỏ kính khi đã hết hạn sử dụng.
- Đi khám bác sĩ khi cảm thấy khó chịu hoặc bị dị ứng.
Lưu ý:
- Khi đi ngủ, nhớ bỏ KST ra bởi vì quá trình oxy hoá có thể bị cản trở gây nên viêm giác mạc và làm KST trở nên mờ đi, khó nhìn. Kể cả khi bạn chỉ chợp mắt trong chốc lát vào buổi trưa hoặc khi đã chuẩn bị đi ngủ buổi tối. Điều này là quan trọng để phòng ngừa tốt nhất cho mắt và KST của bạn.
- Đeo KST trong thời gian dài có thể làm thay đổi bề cong giác mạc.
Sự khác biệt giữa KST cứng và mềm? Cái nào tốt hơn cho mắt?
- Kính cứng (Gas Permeable) – KST cứng thấm khí. Kính GP được làm từ chất liệu có khả năng thấm khí (đặc biệt là khí Oxy và Cacbonic).
- KST mềm lại hoàn toàn khác biệt ở chỗ chúng lớn hơn một chút, mềm dẻo hơn và được làm từ chất liệu thấm nước. Nước cũng làm cho KST mềm dẻo hơn – nếu bạn để KST mềm bị khô, nó sẽ trở nên giòn và dễ vỡ.
KST thấm khí là gì?
KST thấm khí là loại kính có khả năng thẩm thấu khí Oxy và Cacbonic hay thẩm thấu nước.
Đeo kính sát tròng quá hạn có bị ảnh hưởng gì cho mắt không?
Tốt nhất là bạn không nên đeo KST đã hết hạn sử dụng. Mắt của chúng ta rất nhạy cảm, kính hết hạn sử dụng rất có thể gây ra những tác dụng phụ có hại cho mắt.
Nếu gặp sự cố hay dị ứng về KST nên đi khám ở đâu tại TP.Hồ Chí Minh?
Tại TP.HCM khi bị dị ứng hay gặp bất cứ vấn đề nào về KST bạn có thể đến các BV chuyên khoa về Mắt có bác sĩ uy tín như: BV Mắt Cao Thắng, BV Mắt Điện Biên Phủ… hoặc các BV đa khoa có chuyên khoa về mắt để được BS chuyên khoa khám và điều trị: BV AN Sinh, BV Pháp Việt, BV Chợ Rẫy …
Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012
- Blogger Comments
- Facebook Comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét