728x90 AdSpace

Latest News

Được tạo bởi Blogger.
Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Biểu tượng của cộng đồng LGBT

Cộng đồng đồng tính, song tính và hoán tính (LGBT) có những biểu tượng và vật tượng trưng để nhận biết và biểu hiện sự thống nhất, niềm tự hào và sự liên kết giữa các thành viên. Những biểu tượng LGBT mang lại những thông điệp cho cộng đồng LGBT và cộng đồng chung.


Trong Đệ nhị thế chiến, chủ nghĩa Quốc xã đã dùng phù hiệu là tam giác hồng để đánh dấu những người đồng tính để biểu thị sự nhục nhã.

Tam giác hồng
Tam giác hồng ban đầu được sử dụng để làm phù hiệu đối với người đồng tính nam trong các trại tập trung.
Tam giác đen
Tam giác đen dùng để đánh dấu những cá nhân phi xã hội và lười biếng bao gồm cả người bán dâm, người Roma và những dạng khác trong trại tập trung Quốc xã. Nó từng được dùng làm biểu tượng cho người đồng tính nữ.

Tam giác hồng và tam giác vàng
Tam giác hồng nằm trên tam giác vàng dùng cho người đồng tính Do Thái trong trại tập trung Quốc xã. Ngày nay, có nhiều biểu tượng của cộng đồng LGBT như Labrys, Lambda, Bàn tay tím va phổ biến nhất là Cờ cầu vồng.

Labrys, búa hai lưỡi
Labrys, búa hai lưỡi biểu hiện cho sức mạnh và sự độc lập của người đồng tính nữ và người hoạt động cho nữ quyền.

Lambda
Là kí tự có nguồn gốc từ bảng chữ cái Hy Lạp - lần đầu tiên được sử dụng như một biểu tượng niềm tự hào vào năm 1970 tại New York – Do Hội các nhà hoạt động Alliance (GAA) lựa chọn – GAA đã chọn lambda theo gợi ý của Tom Doerr, một nghệ sĩ đồ họa. GAA giải thích lambda thể hiện cho "một sự trao đổi hoàn toàn của năng lượng" trong hóa học và vật lý, nó là một biểu tượng đầy tiềm năng cho sự thay đổi. Họ tuyên bố nó là dấu hiệu của "một cam kết giữa nam giới và phụ nữ để đạt được sự bảo vệ về quyền con người của họ khi là những công dân đồng tính."

Bàn tay tím

Biểu tượng song tính
Lá cờ tượng trưng cho niềm tự hào của những người song tính được thiết kế bởi Michael Page và lần đầu tiên ra mắt vào năm 1998. Trong một bài viết trên BiFlag.com, Page giải thích rằng "mục đích của lá cờ là sự tối đa hóa niềm tự hào của những người lưỡng tính và có khả năng hiển thị cao."

Page đã chọn một mô hình đơn giản của một sọc màu hồng và một sọc màu xanh chồng lên nhau để tạo thành màu tím. Theo Page, các sọc màu hồng trên hết, bao gồm hai phần năm của lá cờ, đại diện sự hấp dẫn đồng tính. Màu xanh, bao gồm một phần bằng nhau với mảng hồng của lá cờ phía trên, tượng trưng cho sức hấp dẫn tình dục khác giới, và các sọc màu tím ở trung tâm chiếm một phần năm diện tích thể hiện cho sự thu hút về hai giới.

Hai tam giác
Biểu tượng mặt trăng
Biểu tượng hoán tính
Lá cờ thể hiện Niềm tự hào của những người chuyển đổi giới xuất hiện tình cờ đầu tiên vào năm 1999, được thiết kế bởi Monica Helms. Trong blog của mình, Helms mô tả các biểu tượng của cờ: "Các sọc ở phía trên và phía dưới là ánh sáng màu xanh, màu sắc truyền thống cho các bé trai .Các sọc bên cạnh đó là màu hồng, màu sắc truyền thống của các bé gái .Các sọc ở giữa là màu trắng - dành cho những người chuyển đổi giới tính hay tự coi mình có một giới tính trung lập hoặc không xác định. Đó là một lá cờ và không quan trọng vào việc bạn vẫy nó như thế nào, nó luôn luôn đúng, có nghĩa : "Chúng ta luôn tìm kiếm những điều chính xác trong cuộc sống của chúng ta. "

Niềm tự hào chuyển đổi giới tính
Đây là biểu tượng của niềm tự hào chuyển đổi giới tính. Là một sự kết hợp 2 lần giữa biểu tượng giới tính nam và nữ. Biểu tượng này thường được đưa ra trong màu xanh với một hình tam giác màu hồng như là nền tảng của nó.Denise Leclair - Giám đốc điều hành của Quỹ Quốc tế về Giáo dục giới tính ( International Foundation for Gender Education), báo cáo rằng biểu tượng đã được tạo ra bởi Nancy Nangeroni, Holly Boswell, và Wendy Pierce của tổ chức này

CỜ CẦU VỒNG - BIỂU TƯỢNG KIÊU HÃNH CỦA GIỚI TÍNH THỨ 3

Lá cờ cầu vồng ra đời giữa năm 1978, khi Harvey Milk nhờ bạn mình là Gibert Baker thiết kế logo cho cuộc diễu hành sắp tới của cộng đồng LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual and Transgender people) ở San Franciso. Tương truyền khi đó Baker đang nghe bài hát Over the rainbow của Judy Garland, cảm hứng đến dồi dào tới nỗi ông quyết định may và nhuộm hẳn một lá cờ làm biểu tượng thay vì logo đơn thuần. Là cờ nguyên thuỷcó 8 dải màu với ý nghĩa riêng:

Hồng: giới tính
Đỏ: sự sống
Cam: hàn gắn
Vàng: ánh nắng
Xanh lá cây: thiên nhiên
Xanh ngọc: phép màu/ nghệ thuật
Chàm: hài hoà
Tím: tinh thần

Lá cờ ban đầu với tám sọc ngang do Gilbert Baker thiết kế vào 1978
Nhưng đến khi được đưa ra sản xuất hàng loạt, vì thiếu màu nhuộm công nghiệp, dải màu hồng bị loại bỏ.

Phiên bản không có sọc màu hồng tươi (1978–1979)
Cũng trong năm đó, Baker quyết định bỏ luôn màu xanh ngọc để có số dải màu chẵn, tiện lợi hơn cho việc tổ chức các sự kiện của cộng đồng này (vì khi diễu hành, họ thường chia đội hình làm hai nhóm đi bộ hai bên đường, mỗi nhóm trang trí màu sắc theo 3 dải sọc của một nửa lá cờ). Đến nay, cầu vồng lục sắc (với màu chàm được thay thế bằng xanh dương) là biểu tượng của giới tính thứ 3 trên toàn thế giới, không chỉ được in trên những lá cờ mà còn diện diện trong mọi vật dụng đời thường. Những người đồng tính ở khắp nơi mặc áo, đeo trang sức hoặc gắn sticker có hình cầu vồng để nhận ra nhau và thể hiện niềm tự hào cộng đồng.

Phiên bản với sáu màu, phổ biến từ 1979

Những gam màu khác nhau tượng trưng cho sự đa dạng của cộng đồng, thể hiện niềm hy vọng cũng như sự khát khao cho cộng đồng những người đồng tính trên toàn thế giới. Hiện nay, các gam màu trên lá cờ đặc biệt này mang những ý nghĩa sau:

Màu đỏ tượng trưng cho dũng khí
Màu cam tượng trưng cho nhận thức và các khả năng
Màu vàng tượng trưng cho sự thách thức
Màu xanh lá cây thể hiện sự khích lệ và phấn đấu
Màu xanh dương là hy vọng, sự chia sẻ, giúp đỡ, đấu tranh
Màu tím tượng trưng cho sự thống nhất, hòa hợp, đoàn kết

Tuy nhiên, vào tháng 10-1978, Harvey Milk bị ám sát. Ông là người đồng tính công khai đầu tiên được bầu vào chính quyền, và vụ ám sát diễn ra chỉ khoảng 1 năm sau đó. Sự kiện này làm cộng đồng giới tính thứ 3 chấn động, họ hiểu rằng cần sát cánh bên nhau hơn bao giờ hết để thể hiện sức mạnh và sự đoàn kết. Lá cờ do đó cũng được sử dụng và biết đến nhiều hơn. Nó thể hiện ước mơ về sự tự do và đa dạng, một viễn cảnh mà giới tính thứ 3 luôn mong mỏi. Sự khác biệt phải được tôn trọng, ko phải kỳ thị. Cũng như những màu khác biệt của cầu vồng có thể đứng cạnh nhau một cách tự nhiên và đẹp đẽ.

Năm 1989, một người có tên là John Stout đã thắng kiện ông chủ nhà về việc cấm John không được treo cờ cầu vồng trên ban công căn hộ nơi anh ấy ở. Vụ kiện đã khiến cho lá cơ này được biết đến trên khắp toàn bộ nuớc Mỹ . Ngày này cờ cầu vồng đã được công nhận trong Hội nghị toàn cầu do những nhà sản xuất cờ tổ chức và Lá cờ cầu vồng là vật không thể thiếu trong những cuộc diễu hành của cộng đồng Gay và Lesbian như là biểu tượng của niềm tự hào . Tuy nhiên biểu tượng ban đầu của cờ cầu vồng là sự đa dạng , tính bao gồm , niềm hy vọng và sự mong mỏi.

Lá cờ này gây ấn tượng mạnh nhất vào lần kỷ niệm thứ 25 "Ngày nổi loạn ở Stonewall” năm 1996 tại thành phố New York. Cuộc nổi loạn Stonewall là một loạt các vụ bạo lực và tự phát của những người đồng tính chống lại cảnh sát xảy ra ngày 28/6/1969 ở quán rượu Stonewall tại khu Greenwich Village, New York. Nó đánh dấu bước khởi đầu của phong trào đấu tranh cho quyền lợi của người đồng tính ở Mỹ và trên toàn thế giới. Hằng năm, những người đồng tính ở nhiều quốc gia vẫn có những buổi diễu hành lớn để kỷ niệm sự kiện này. 

Trong buổi diễu hành năm 1996, một lá cờ cầu vồng khổng lồ dài 1 dặm (tương đương 1,61 km) đã được may và tung bay cùng đoàn diễu hành, sau đó nó được cắt thành từng đoạn và được sử dụng đến tận ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới.

Ngày nay, không phải chỉ có người đồng tính mới dùng biểu tượng cầu vồng. Nó còn được những người bên ngoài cộng đồng sự dụng để bày tỏ sự ủng hộ đối với quyền bình đẳng của giới tính thứ 3, hoặc đơn giản hơn, chỉ để nhắc rằng chúng ta đang sống trong một thế giới tự do và đa dạng, mà mỗi cá nhân đều nên tự hào về chính mình. Cầu vồng lục sắc không chỉ là biểu hiện về quyền lợi của người đồng tính mà còn nhắc nhở chúng ta chuyện học cách đối xử như thế nào với sự khác biệt, với những người không giống ta. Bởi nói cho cùng, chinh sự phong phú đầy màu sắc mới tạo nên vẻ đẹp của thế giới.

Câu chuyện về lá cờ cầu vồng thật ra là câu chuyện về cách chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, về những người can đảm dám dứng lên để bảo vệ sự khác biệt của họ và tự hào về điều đó, thay vì sợ hãi, cố giấu mình để hòa lẫn vào đám đông.

Fun Fact

- Lá cờ lớn nhất thế giới được sách Guinness công nhận chính là một lá cờ cầu vồng, dài hơn 1 dặm, nặng khoảng 3 tấn.

- Gilbert Baker, cha đẻ của lá cờ có ý định khôi phục lại phiên bản 8 màu nguyên thủy vì công nghiệp nhuộm màu giờ đã phát triển hơn trước

- Cầu vồng là một biểu tượng rất được ưa chuộng, do đó trên thế giới có nhiều lá cờ cầu vồng khác, tượng trưng cho hòa bình, tôn giáo, người Inca… Tuy cùng ý tưởng lớn nhưng chúng vẫn khác nhau về thiết kế và màu sắc cụ thể.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Biểu tượng của cộng đồng LGBT Description: Rating: 5 Reviewed By: Thiên Vương
Scroll to Top