Những cứ liệu lịch sử chính thức từ các văn bản cổ cho thấy tình trạng đồng tính ái nam ở Trung Hoa có thể quay về tận thời nhà Thương (thế kỷ 16-11 trước công nguyên). Đó là nhận định của Li Yinhe trong quyển “Lịch sử tính dục đồng giới ở Trung Hoa”.
Young men sipping tea and having sex. Individual panel from a hand scroll on homosexual themes, paint on silk; China, Qing Dynasty (eighteenth to nineteenth centuries)
Từ “Luan Feng” đă được dùng để nói về tính dục đồng giới trong “Sử ký nhà Thương”. Thật thú vị, không có một tài liệu nào ghi nhận về tính dục đồng giới nữ trong lịch sử Trung Hoa.
Con đường lịch sử của tính dục đồng giới nam trải dài từ vương triều này sang vương triều khác, từ thời điểm cổ đại đó, và đã không bao giờ mất đi. Tính dục đồng giới đã có được sự tự do hoàn toàn trong thời Xuân thu Chiến quốc, vào lúc mà Mi Zixia, sủng thần thần vua Wei, và Long Lang, cũng được vua Wei yêu mến, là hai nhân vật được biết đến nhiều nhất.
Nhưng ảnh hưởng và thành quả to lớn nhất lại thuộc về nhà thơ nổi tiếng Qu Yuan. Người ta cho rằng tình yêu ông dành cho vua Chu được lưu lại trong các tác phẩm của ông, chẳng hạn như “Lisao” và “Longing for Beauty” (Khát khao người đẹp) được các hoàng đế khi đó ưu thích.
Li khẳng định rằng ngay trong vương triều Hán hùng mạnh (206 trước công nguyên đến 220 sau công nguyên), tình dục đồng giới của các ông vua và các quan lớn đã thường xuyên được ghi lại trong các tài liệu lịch sử. Theo “Sử ký” và “Sử ký nhà Hán”, hầu hết các ông vua Tây Hán đều có những người yêu cùng phái với mình.
Đã có nhiều câu chuyện được kể lại về ông vua có tên Liu Xin, người đã trị vì trong thời gian năm 6-2 trước công nguyên. Không muốn đánh thức người tình đồng giới, Dong Xian, đang ngủ thiếp trên hoàng bào của mình, Liu đã cắt bỏ hai tay áo để ngồi dậy.
Rất đáng lưu ý là ở Trung Hoa cổ đại, sự điềm tĩnh và bình thản trước hiện tượng tính dục đồng giới là thái độ phổ biến. Không tán dương mà cũng chẳng phê phán. Dường như nó không gây hại gì đến việc duy trì đạo đức gia đình truyền thống.
Nạn mãi dâm nam
Những năm 1573-1620 là thời điểm phồn thịnh nhất của nhà Minh (1368-1644). Với sự phát triển vượt bậc của kỹ nghệ và thương mại, đời sống xa hoa cũng theo đó mà ngày một tăng - theo nhận định của Li. Nạn mãi dâm cũng đă phổ biến vào lúc này, vì quan niệm đạo đức chủ trương chấp nhận những nhu cầu tình dục tự nhiên đă được khuyến khích bởi triết gia tân Khổng giáo, Wang Yangming. Mãi dâm nam (đĩ đực) cũng luôn có sẵn để đáp ứng những đòi hỏi đặt biệt của khách hàng.
Khổng giáo càng được củng cố dưới triều Thanh (1644-1911), bằng việc nhấn mạnh đến sự tuân thủ nghiêm ngặt trật tự xã hội, chẳng hạn, cả vợ và chồng phải luôn luôn ghi nhớ quan hệ đúng mực của họ. Nhưng những người đồng tính ái đă lập tức chống lại những qui định này.
Chiếu chỉ hạn chế
Năm 1740, chiếu chỉ đầu tiên chống lại tính dục đồng giới trong lịch sử Trung Hoa đã được ban hành, xác định rằng sự giao hợp đồng giới tự nguyện của người trưởng thành là phi pháp. Dù không có tài liệu nào ghi lại hiệu lực của chiếu chỉ này, lần đầu tiên tình dục đồng giới đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở Trung Hoa.
Trong những năm cách mạng văn hóa (1966-1976), những người đồng tính ái đã phải đối mặt với tình trạng ngược đãi tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhà nước đã xem đồng tính ái là một sự ô nhục xã hội, hay là một hình thức của bệnh tâm thần. Cảnh sát thường xuyên bố ráp những người đồng tính ái nam, đồng tính ái nữ. Do không có luật chống lại tình dục đồng giới nên những người đồng tính ái nam và nữ bị kết tội côn đồ và gây rối trật tự công cộng, vì lúc này giới đồng tính ái vẫn duy trì những hội kín.
Chấp nhận và khoan dung
Bằng việc thay thế sắc lệnh 1989, trong đó định nghĩa đồng tính ái là “sự rối loạn tâm thần về tình dục”, bằng “Những tiêu chuẩn Trung Quốc trong phân loại và triệu chứng của những rối loạn tâm thần” được Hội tâm thần học Trung Quốc phát hành vào tháng ba năm nay, Trung Quốc đã tiến một bước gần hơn đến những chính sách của WHO, những người đồng tính ái cũng nhận được những thuận lợi mới từ sự nới lỏng chung của những hạn chế xã hội.
Thượng Hải là một trong những thành phố lớn mà những người đồng tính ái nam và nữ có thể sống một cuộc sống cởi mở hơn, một số nhạc sĩ và hoạ sĩ đã công khai là những “gay mở”. Các bar là nơi được ưa thích cho giới gay gặp gỡ nhau vào cuối tuần
Nguồn
Tình dục đồng giới ở Trung Quốc đã có hơn 3000 năm lịch sử
Homosexuality in China
0 nhận xét:
Đăng nhận xét