Thông tin về cuộc thi nhan sắc có một không hai này tại Trung Quốc đã khiến dư luận nước này có nhiều tranh cãi trong một thời gian dài...
Từng có ý tưởng về một cuộc thi độc đáo
Có người cho rằng sự kiện này đánh một dấu mốc quan trọng trong việc người dân Trung Quốc đã thay đổi thái độ đối với người đồng tính như thế nào và dân gay đã gia tăng sự tự tin ra sao trong thời gian qua. Tình dục đồng giới bị coi là bất hợp pháp cho đến năm 1997 tại Trung Quốc. Tình trạng đồng tính bị coi là một căn bệnh trong 4 năm sau đó. Giờ cộng đồng gay đang từng ngày phá vỡ những quan niệm lâu đời đó.
Các nhà tổ chức cuộc thi này chia sẻ: "Chúng tôi muốn mọi người có cái nhìn khác về những người đồng tính, thông điệp "tôi thông minh, chuyên nghiệp, hấp dẫn - và tôi là gay" được dự kiến trở thành slogan của cuộc thi Hoa hậu đồng giới". Khi thông tin này được đưa ra đã có khá nhiều thí sinh "đủ" tiêu chuẩn tới đăng ký dự thi, Liu Wang, 26 tuổi, đến từ vùng Nội Mông nói. "Tôi muốn khán giả biết rằng có một lực lượng đông đảo những người như chúng tôi sống tại Trung Quốc."
Đó là một cuộc sống tuyệt vời và không có gì phải giấu giếm nữa". Mặc dù đã có nhiều tổ chức ủng hộ người đồng tính và các chương trình giúp đỡ mọi người khám phá bản năng giới tính cũng như tìm bạn đời. Nhiều sự kiện dành cho dân gay cũng được tổ chức tại các thành phố lớn. Thậm chí đã có những quán bar đầu tiên dành cho dân gay được chính phủ hậu thuẫn đã khai trương tại Côn Minh, Vân Nam...
Vì thế ý tưởng cho một
Thậm chí, người chiến thắng chung cuộc còn được vinh danh và sẽ trở thành đại diện của nước này tham dự cuộc thi
Điều ngạc nhiên là rất nhiều trong số họ là các công chức, từng đi học hoặc công tác ở nước ngoài. Zhang thừa nhận rằng cuộc sống của dân gay vẫn gặp khó khăn ở bên ngoài các thành phố lớn, nhưng theo anh, đó là lý do vì sao cần có cuộc thi sắc đẹp này: "Nếu cuộc thi được theo dõi bởi một chàng trai nào đó ở vùng quê Ninh Hạ, anh ta sẽ nhận ra rằng: 'Là gay không có gì ghê tởm và mình không phải là người duy nhất'".
Với nhiều người, vấn đề lớn nhất chính là sự vô hình. "Mọi người muốn tránh phiền phức nên họ tránh xa những gì khác biệt… Không hẳn là họ e sợ hay cho rằng nó tồi tệ. Chỉ là họ không muốn biết đến", Liu Wang nói sau khi kể rằng nhiều người bạn đã bỏ anh sau khi biết anh là gay. Anh cho biết sức ép đối với dân gay ở Trung Quốc khác biệt so với các nơi khác, đó là bởi "Trung Quốc là một xã hội vô cùng truyền thống".
Mặc dù hầu hết bạn bè và người thân đã chấp nhận tình trạng của anh, nhưng anh vẫn chưa dám cho cha mình và ông bà biết. Li Chong Zhang, 31 tuổi, cũng chia sẻ hoàn cảnh tương tự.
Gia đình liên tục bắt anh phải tìm một cô gái để cưới trong nhiều năm nay. "Khi rốt cục tôi nói với chú mình rằng tôi đã có bạn trai, ông không hề tỏ ra ngạc nhiên nhưng nói: 'Đó sẽ không phải là chuyện lâu dài'". "Họ cho rằng vui vẻ với các chàng trai không có nghĩa là bạn yêu họ. Bạn vẫn sẽ cưới vợ một lúc nào đó", Zhang cho biết.
Bị dẹp trước giờ khai mạc
Những tưởng cuộc thi sắc đẹp đặc biệt dành cho những người đồng tính nam sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Quốc, thế nhưng vào đúng thời điểm trước 1 tiếng là lễ khai mạc bắt đầu thì cảnh sát và chính quyền địa phương đã có mặt tại địa điểm tổ chức để yêu cầu tạm dừng vô điều kiện cuộc thi nhiều nhạy cảm này.
Theo Ban tổ chức, cảnh sát đã đến nhà hàng cao cấp và CLB, nơi cuộc thi được tổ chức và yêu cầu ngừng lại mọi hoạt động của cuộc thi vì họ không có giấy phép. Lệnh hủy bỏ khiến những người trong cuộc cảm thấy thất vọng. Bản thân nhà tổ chức sự kiện, Li Zhang cho biết: "Tôi đã hy vọng rằng sự kiện lần này sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong việc nâng cao nhận thức về những người đồng tính ở Trung Quốc, thế nhưng tất cả đều không được diễn ra vào đúng thời điểm quan trọng nhất". Bản thân những nhà tổ chức đã cố gắng đàm phán với phía cảnh sát trong nhiều ngày sau đó, nhưng cho tới giờ cuộc thi vẫn không được "cấp phép"...
Wei Xiaogang, 33 tuổi, một thí sinh lọt vào vòng chung kết của cuộc thi tâm sự sau khi cuộc thi bị hủy bỏ: "Tôi cảm thấy rất buồn. Buồn tới phát khóc! Vậy là chúng tôi vẫn bị coi là những con người bên ngoài xã hội, chúng tôi không có bất kỳ quyền tự do nào, mọi lý lẽ họ đưa ra đều là sự ngụy biện cho việc làm thiếu tinh thần cảm thông chia sẻ giữa con người...".
Mặc dù không thể diễn ra một chương trình chung kết trọn vẹn, nhưng các thí sinh lọt vào vòng chung kết đều là những người thắng cuộc, bởi họ nghiễm nhiên được công nhận là những đại diện tiêu biểu cho Trung Quốc tham dự cuộc thi sắc đẹp người đồng tính toàn thế giới. Ở Trung Quốc định kiến về những người "lưỡng tính" rất cực đoan trong suy nghĩ của nhiều người, trước năm 2007, những người quan hệ đồng giới được cho là bất hợp pháp, thậm chí trước năm 2001 người đồng tính được xếp vào nhóm bệnh nhân tâm thần.
Những người đồng tính được xem là nỗi xấu hổ của thân nhân họ. Đã có nhiều vụ việc người đồng tính bị chính gia đình xa lánh đầu tiên chứ chưa nói tới dư luận xã hội. Từng có những vụ án liên quan tới người đồng tính khi cha phát hiện ra con đồng tính đã đuổi đánh ra khỏi nhà dẫn đến việc người con trai quá uất ức nên tìm đến cái chết. Rồi lại có chuyện người đồng tính được người thân đưa đi điều trị bệnh dài hạn tại trại tâm thần do cho rằng người này có suy nghĩ lệch lạc về lối sống...
Mặc dù, cái nhìn đối với những người đồng tính ở Trung Quốc trong những năm qua đã có nhiều cải thiện, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nhưng họ vẫn còn cảm thấy không thoải mái mỗi khi tới thăm bạn bè và gia đình. Chính phủ Trung Quốc cũng đã nỗ lực giúp họ hoà nhập với cộng đồng bằng động thái cho phép mở các nhà hàng, quán ăn, khu vực dành cho những người đồng tính có thể tới để giao lưu, để tìm được một nơi mà họ có thể được "cởi mở" tấm lòng.
Đã có nhiều hơn những đám cưới công khai của hai người đồng tính nam được tổ chức. Thậm chí hội những người đồng tính nam đã phát triển khá mạnh với số lượng thành viên đông đảo, họ tập trung và sống như những người bình thường khác. Việc thay đổi tư duy, cách nghĩ về người đồng tính tại Trung Quốc đang dần khác xưa, thế nhưng ở một chừng mực nhất định, những người đồng tính vẫn luôn trở thành chủ đề "trêu chọc" của người khác, việc hòa đồng vào cộng đồng xã hội cũng không thể là "ngày một, ngày hai".
(*) Những từ ngữ trong nguồn đã bị chỉnh sửa để mang tính chất trung lập và thân thiện.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét